XỬ LÝ NHỚT BẠT AO NUÔI THÂM CANH

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

Nội dung bài viết:

Với ưu điểm rút ngắn thời gian cải tạo, kiểm soát sự thất thoát nước, dễ dàng quản lý và mật độ nuôi cao mà việc lót bạt ao nuôi tôm ngày càng phổ biến. Tuy nhiên người nuôi khi lót bạt ao nuôi lại gặp khó khăn trong vấn đề nhớt bạt. Vậy nhớt bạt là gì và phương pháp xử lý ra sao?


Ao nuôi tôm lót bạt. Ảnh: Amit Ranjan/Aquaculturealliance

Nhớt bạt và nguyên nhân

Nhớt bạt là lớp màng nhầy trên bạt ao nuôi tôm do đạm trong thức ăn hòa tan, xác tảo tàn, chất hữu cơ, nhớt tôm lột, các loại dinh dưỡng, thuốc… có trong nước gây nên. Nhớt bạt làm vi khuẩn, nấm (nấm đồng tiền) và rong tảo phát triển. Khi tôm ăn hoặc tiếp xúc sẽ dễ bị bệnh đường ruột và làm lượng vi khuẩn trong nước ao gia tăng nhanh chóng.

Tảo phát triển trên bạt lót ao tôm. Ảnh: gardenpondforum

Tác hại của nhớt bạt

Nhớt bạt là nơi trú ngụ của vi khuẩn, nấm gây hại và khi tôm ăn phải dễ mắc bệnh đường ruột.

Khi nhớt bạt hình thành sẽ lắng động thêm thức ăn thừa, tảo tàn hay xác tôm chết. Từ đó góp phần hình thành điều kiện kỵ khí sản sinh khí độc trong ao nuôi và gây hại cho tôm.

Sự phát triển của rong tảo trên bạt cũng có thể phá vỡ sự cân bằng của nước ao do tảo phát triển làm cạn kiệt oxy.

Ngoài ra, nhớt bạt còn gây khó khăn cho người nuôi do làm tăng chi phí xử lý và vệ sinh bạt nuôi.

Phòng ngừa và xử lý nhớt bạt ao tôm

Để phòng nhớt bạt người nuôi cần quản lý chất thải trong quá trình nuôi:

Cần có hệ thống lắng, lọc để loại bỏ chất thải trong nước cấp trước khi nuôi tôm. Hệ thống ao lắng góp phần loại bỏ những thành phần không mong muốn như mầm bệnh, chất hữu cơ lơ lửng, sinh vật phù du, sinh vật trung gian mang mầm bệnh … giúp xử lý nguồn nước cấp trước khi bổ sung vào ao nuôi tôm. Trước vụ nuôi cũng cần vệ sinh, chà rửa nền bạt thật kỹ.

Thiết kế hệ thống xi phong ở đáy ao giúp gom tụ chất thải tại trung tâm ao, dễ dàng loại bỏ chất thải định kỳ trong quá trình nuôi tôm.

Lượng chất thải nuôi trồng thủy sản cũng phụ thuộc vào thành phần thức ăn và công nghệ cho ăn. Do đó để cần lựa chọn thức ăn của nhà sản xuất uy tín, phù hợp với loài nuôi và kích cỡ nuôi. Cho ăn theo 4 định: định chất, định lượng, định địa điểm, định thời gian để tránh cho ăn dư làm.

Sử dụng men vi sinh thường xuyên góp phần ổn định chất lượng nước ao và hình thành hệ vi sinh vật có lợi trong ao. Ngoài ra khi sử dụng các dòng men vi sinh chuyên dùng để xử lý chất thải hữu cơ trong suốt vụ nuôi nhằm giảm tích tụ bùn tối đa như dòng Accelobac.

accelobac AG, vi sinh My, vi sinh xử lý đáy

VI SINH MỸ – CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ XỬ LÝ NƯỚC HIỆU QUẢ

Vi sinh Accelobac có thể sử dụng trực tiếp không cần tăng sinh khối mà vẫn đem lại hiệu quả cao

Xử lý nhớt bạt trên ao nuôi tôm

Người nuôi có thể giảm nhớt bạt với phương pháp chà bạt và sử dụng men vi sinh.

Phương pháp chà bạt thủ công có nhược điểm tốn nhiều công và hiệu quả xử lý không  cao.

Sử dụng men vi sinh trong xử lý nhớt bạt đem lại hiệu quả cao hơn, thời gian xử lý nhanh và bền vững với môi trường. Men vi sinh xử lý nhớt bạt như Care Bio có thành phần hoàn toàn bằng vi sinh (Bacillus megaterium, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Saccharomyces…) và enzyme nên rất an toàn cho tôm nuôi.

CARE BIO, vi sinh xử lý nhớt bạt

CARE BIO – ĐÁNH BAY NHỚT BẠT

Đánh men vi sinh Care Bio giúp giảm nhớt bạt trong quá trình nuôi vừa làm sạch nước và đáy ao nuôi

LỆ THỦY
(Bài viết thuộc sở hữu của Công ty TNHH Trường Hải Tiến – Đăng trên tepbac.com ngày 15/12/2020)