Bệnh TPD “mờ đục hậu ấu trùng” (Translucent post-larva disease) trên tôm thẻ chân trắng đã trở thành cụm từ “nóng” trong giai đoạn hiện nay. Loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, được xác định là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh TPD ở tôm và có thể gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Bệnh TPD trên tôm có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao trong quần thể tôm, dẫn đến giảm năng suất và lợi nhuận cho người nuôi. Bệnh này cũng có thể gây ra tình trạng tôm bị suy yếu, giảm khả năng sinh trưởng và khả năng chống lại các bệnh khác. Điều quan trọng là bệnh TPD hiện chưa có thuốc hay biện pháp đặc trị hiệu quả.
Để giúp quý bà con có cái nhìn khái quát về bệnh TPD, công ty Trường Hải Tiến xin trình bày một số thách thức và giải pháp trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh TPD trên tôm.
VỀ THÁCH THỨC:
1. Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu:
Hiện chưa có thuốc hoặc phương pháp điều trị cụ thể để chữa khỏi hoàn toàn bệnh TPD. Phần lớn các biện pháp chỉ mang tính phòng ngừa hoặc giảm thiểu tác động của bệnh.
2. Khó khăn trong chẩn đoán
– Bệnh TPD có thể gây ra các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu, dẫn đến việc chẩn đoán muộn.
– Ở giai đoạn đầu, tôm post-larvae bị nhiễm bệnh chỉ có biểu hiện hơi mờ, trong suốt, khó nhận biết bằng mắt thường.
– Khi triệu chứng rõ ràng (tôm yếu, mất phản xạ, không bơi lội bình thường), bệnh thường đã tiến triển nặng, dẫn đến tỷ lệ chết cao.
Hình 1: Dấu hiệu lâm sàng của tôm thẻ chân trắng bị bệnh TPD
(a) Hậu ấu trùng bị ảnh hưởng bởi TPD
(b) Hậu ấu trùng thử nghiệm cảm nhiễm
3. Tỷ lệ chết cao, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm giống
Tôm post-larvae mắc bệnh thường chết hàng loạt trong thời gian ngắn. Điều này làm giảm chất lượng và số lượng con giống đầu vào, ảnh hưởng đến năng suất nuôi thương phẩm.
4. Ảnh hưởng của môi trường nước
– Chất lượng nước kém (ô nhiễm hữu cơ, pH không ổn định, nồng độ NH3 cao) làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
– Ao ương hoặc hệ thống nuôi không được vệ sinh đúng cách cũng là nguyên nhân lây lan bệnh.
VỀ GIẢI PHÁP:
1. Kiểm soát chất lượng con giống: Chọn tôm giống từ các trại uy tín, đảm bảo sạch bệnh và có khả năng đề kháng tốt. Tránh nhập tôm giống từ những nguồn không rõ ràng.
2. Quản lý môi trường nước: Chuẩn bị ao nuôi: ao cần phải được diệt khuẩn sạch, cân bằng khoáng Ca, Mg, K theo tiêu chuẩn cho tôm. Dịch chiết tảo đậm đặc LIQUID SEAWEED sẽ là lựa chọn hàng đầu để đưa môi trường nước ao về trạng thái tự nhiên, cung cấp dinh dưỡng cần thiết. Sử dụng 1lít/500m3 ao dèo và 1,5 – 2 lít/1000m3 ao nuôi trực tiếp trước từ 2-3 ngày và 30 phút trước khi thả tôm sẽ khiến tôm dễ dàng thích nghi và không bị sốc khi môi trường thay đổi.
Duy trì chất lượng nước ổn định, đặc biệt là độ mặn, pH và nồng độ oxy hòa tan. Sử dụng hệ thống lọc nước, diệt khuẩn bằng ozone hoặc UV trước khi đưa vào bể ương. Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio spp. bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học. Chủng lợi khuẩn Bacillus sẽ là lựa chọn hàng đầu nhờ sự an toàn và nhiều lợi ích nó mang lại. Công ty chúng tôi xin giới thiệu sản phẩm TPD CONTROL, chế phẩm Bacillus spp siêu đậm đặc 2×1011 CFU/g giúp đối kháng Vibrio parahaemolyticus:
– Trước khi thả giống 2-3 ngày, tiến hành pha 1 gói TPD CONTROL + 2 kg mật rỉ đã tiệt trùng bằng nhiệt + 40 lít nước + sục khí từ 8-12 giờ, mỗi 40 lít dạng này sẽ sử dụng được cho 500 m3 nước ao để tạo hệ vi sinh vật có lợi, tạo màu cho ao nuôi.
– Trước khi thả giống 30 phút tiến hành pha-tạt vào ao với lượng 1 gói TPD CONTROL cho 500 m3 nước.
– Tiếp tục duy trì hệ vi sinh có lợi bằng cách sử dụng thường xuyên TPD CONTROL, kết hợp pha-tạt trực tiếp và tăng sinh với mật rỉ để đạt được hiệu quả tối đa. Sau khi thả giống, cứ sau mỗi 4 ngày (1 chu kỳ) sẽ bổ sung TPD CONTROL 2 lần ở ngày thứ 2 và 4; ngày thứ 2 sẽ sử dụng TPD CONTROL trực tiếp 1 gói cho 500 m3 và ngày thứ 4 sẽ sử dụng TPD CONTROL ở dạng tăng sinh với mật rỉ. 1 gói TPD CONTROL + 2 kg mật rỉ đã tiệt trùng bằng nhiệt + 40 lít nước + sục khí từ 8-12 giờ, mỗi 40 lít dạng này sẽ sử dụng được cho 500 m3 nước ao. Lặp lại quy trình liên tục cho đến khi tôm đủ tuổi, không còn sợ ảnh hưởng của TPD.
3.Tăng cường bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung men đường ruột, vitamin C, betaglucan… để tăng cường sức đề kháng cho tôm:
– Sử dụng MULTACID – chế phẩm hàm lượng cao axit hữu cơ, để có thể phá vỡ màng “phòng thủ” biofilm của Vibrio parahaemolyticus. Sử dụng MULTACID 5 ngày sau khi thả giống với liều lượng 2 lít/1.000 m3 ao nuôi, sau đó lặp lại mỗi 10 ngày/lần, sẽ góp phần đối kháng TPD dễ dàng hơn. Ngoài tạt trực tiếp cần bổ sung MULTACID hàng ngày với lượng 2 ml/kg thức ăn để đường ruột tôm luôn khoẻ mạnh, tiêu hoá và hấp thu dễ dàng.
– OLIGO-MOS: chế phẩm chứa hàm lượng cao Beta-glucan và Mannan oligosaccharides giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có ích trong đường ruột, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh vào mô tế bào, giúp tôm khoẻ mạnh. Sử dụng OLIGO-MOS với lượng 2,5 g/1 kg thức ăn, cho ăn hàng ngày ở những cữ tôm ăn khoẻ nhất. Kết hợp pha-tạt OLIGO-MOS trực tiếp xuống ao với lượng 1 kg/1.000m3 nước ao, 4 ngày/lần để đạt hiệu quả tối ưu.
4.Hạn chế sử dụng kháng sinh không kiểm soát: Không lạm dụng kháng sinh vì có thể làm vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị sau này. Ưu tiên các biện pháp phòng bệnh bằng thảo dược như DỊCH CAO TỎI ĐEN – Chứa hàm lượng cao Polyphenol và Flavonoid là các chất chống oxy hoá có lợi cho sức khoẻ, giúp tôm khoẻ mạnh và dễ dàng đối đầu được với những hại khuẩn, đặc biệt là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh TPD. Sử dụng DỊCH CAO TỎI ĐEN với liều lượng 5 ml/kg thức ăn, cho ăn hàng ngày ở những cữ tôm ăn khoẻ nhất kết hợp pha-tạt trực tiếp xuống ao với lượng 1 lít/500 m3, mỗi 4 ngày/lần để tôm luôn khoẻ mạnh.
KẾT LUẬN
Bệnh TPD trên tôm gây nhiều thách thức lớn trong việc kiểm soát và điều trị. Vì chưa có thuốc đặc trị, người nuôi cần tập trung vào phòng bệnh thông qua quản lý con giống, môi trường và dinh dưỡng. Việc giám sát chặt chẽ và duy trì chất lượng nước tốt là yếu tố then chốt giúp hạn chế bệnh này.
Mong rằng những chia sẻ của Trường Hải Tiến sẽ giúp quý bà con hạn chế được những tác hại từ dịch bệnh TPD gây ra. Chúc quý bà con có một vụ nuôi thành công!