EHP VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

Nội dung bài viết:

EHP VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH

  1. EHP là gì?

EHP là viết tắt của Enterocytozoon hepatopenaei – một loại ký sinh trùng nội bào, có kích thước khoảng 1 micron, ký sinh trong các tế bào biểu mô của ống gan tụy tôm. Loài này không thể tự tạo năng lượng mà phải lấy từ tế bào chủ, làm suy yếu chức năng gan tụy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của tôm. Bào tử EHP có vỏ kitin rất cứng, có thể tồn tại trong môi trường nước tới 6–12 tháng và vẫn có khả năng gây bệnh .

Vòng đời của EHP khá đơn giản, chỉ có 2 dạng: bào tử và meront (giai đoạn phát triển và nhân bản bên trong vật chủ).

* Cơ chế gây bệnh của EHP

Tại gan tụy, chúng phóng ra ống cực, đâm xuyên qua màng tế bào và đưa chất nhiễm (sporoplasm) vào bên trong.

EHP nhân bản nhanh chóng, hình thành các thể vùi gây rối loạn chức năng tế bào.

Khi tế bào gan tụy bị phá vỡ, bào tử lan rộng ra các tế bào khác và ra môi trường nước. Tốc độ nhân lên rất nhanh, trong vòng 1 tuần từ 1 bào tử có thể nhân lên 1000 bào tử

  1. Dấu hiệu tôm nhiễm EHP

Tôm bị nhiễm EHP không có dấu hiệu cụ thể khi còn nhỏ, ngay cả khi trưởng thành cũng không có dấu hiệu chắc chắn nào để xác nhận tôm bị nhiễm EHP. Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp của nhiễm EHP quan sát được trong thực tế:

– Tôm chậm lớn, còi cọc, kích thước không đồng đều trong đàn. (thường sau 25 ngày tuổi có thể 5 -7 size khác nhau trong ao)

– Tôm có thể có vỏ mềm, màu sắc sẫm hơn bình thường.

– Giảm ăn hoặc bỏ ăn.

– Gan tụy có thể bị teo lại, màu sắc nhợt nhạt hoặc không đồng đều.

– Có thể xuất hiện phân trắng (white feces syndrome) do tôm suy yếu miễn dịch dễ bị các tác nhân gây bệnh cơ hội.

– Tôm yếu, bơi lờ đờ và có thể chết rải rác.

  1. Nguyên nhân nhiễm bệnh EHP

– Lây dọc: từ tôm bố mẹ nhiễm bệnh sang tôm giống.

– Lây ngang: qua phân, xác tôm bệnh, nước ao, thức ăn nhiễm mầm bệnh.

  1. Giải pháp phòng ngừa EHP

Hiện nay chưa có phương pháp nào trị bệnh EHP hiệu quả, phòng bệnh chủ động là yếu tố then chốt:

– Lựa chọn nguồn con giống uy tín, xuất xứ rõ ràng và xét nghiệm PCR tôm giống trước khi thả nuôi.

– Khử trùng ao nuôi và thiết bị bằng những sản phẩm có hoạt tính cao như Thuốc tím, Vôi, Oxy già, kết hợp với một số sản phẩm của Trường Hải Tiến có hoạt lực cao như Kill faster, WiikonC, Anti septic…

 

 

 

 

 

 

 

– Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước và quản lý chất lượng nước tốt, tránh ô nhiễm đáy ao. Có thể sử dụng những sản phẩm vi sinh tăng cường mật độ vi sinh có lợi trong môi trường như BZT New, Neo Bio hay vi sinh mật độ cao như Vibri-X, TPD Control

 

 

 

 

 

 

– Điều quan trọng nhất tăng cường sức đề kháng cũng như chức năng gan tuỵ và cơ chế miễn dịch của tôm:

+ Bổ sung các loại vitamin chống stress cho tôm như vitamin C – C Pak, vitamin tổng hợp – Miavita Gold


 

 

 

 

 

 

+ Tăng cường chức năng gan bằng các loại thảo  dược như Cyto-EHP, Best ga, Herbal aqua…

 

 

 

 

 

 

+ Bổ sung các loại beta glucan, men đường ruột tăng cường chức năng gan và khả năng hấp thu thức ăn như: Beta C, Liver sure, Optipro, Neoplus…

 

 

 

 

 

 

5. Kết luận

EHP là mối nguy hại cho ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản hiện nay. Phát hiện sớm và phòng ngừa đúng cách sẽ giúp người nuôi hạn chế thiệt hại, bảo vệ năng suất, chất lượng tôm và đảm bảo hiệu quả kinh tế.