MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ỐC HƯƠNG
1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Ốc hương có tên khoa học là Babylonia areolata. Chúng là loài động vật thân mềm thuộc họ Babyloniidae ở vùng biển nhiệt đới. Loài này phân bố chủ yếu ở biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ở độ sâu từ 5-20 m.
Hình 1: Hình dạng bên ngoài ốc hương
Ốc hương có vỏ mỏng nhưng rất chắn, tháp vỏ bằng chiều dài của vỏ. Mặt ngoài da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiếm vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật hay hình thoi. Lỗ miệng có vỏ hình bán nguyệt, mặt trong có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng.
2. Địa điểm phân bố
Ở Việt Nam, ốc hương phân bố rải rác dọc ven biển từ Bắc vào Nam, trong đó khu vực phân bố chính thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế và đặc biệt nhiều ở Bình Thuận, Vũng Tàu. Khu vực ốc hương phân bố thường cách xa bờ 2-3 km, có nền đáy gồ ghề tương đối dốc, chất đáy là cát hay cát pha lẫn mùn bã hữu cơ, độ sâu trung bình 8-12m.
Nghề nuôi ốc hương xuất khẩu ở các tỉnh Miền Trung bắt đầu từ năm 2001 nhờ chương trình chuyển giao công nghệ của Viện NCNTTS III cho Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh gồm Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang. Ngòai ra, Viện còn tiến hành sản xuất giống cung cấp cho các hộ dân nuôi cũng như hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm . Kết quả các họat động trên đã tạo ra một nghề nuôi mới ở các tỉnh Miền Trung-nghề nuôi ốc hương xuất khẩu.
3. Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản
Sinh trưởng của ốc hương là quá trình lớn lên liên tục về kích thước vỏ và trọng lượng cơ thể, thể hiện qua sự gia tăng số lượng tầng xoắn của vỏ. Sự lớn lên của ốc hương phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, sức khỏe và điều kiện sống.
Hình 2: Sơ đồ vòng đời của ốc hương
Tốc độ tăng trưởng của ốc hương khác nhau ở các nhóm kích thước khác nhau, kích thước càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng cao, nhanh nhất là nhóm kích thước 1-10mm và 10-20mm và chậm nhất gần như không đáng kể là nhóm kích cỡ trên 40cm.
*Quá trình đẻ trứng
– Ốc hương có khả năng thành thục quanh năm. Tỉ lệ thành thục cao nhất từ tháng 3 đến tháng 10. Ốc hương cái mỗi lần đẻ từ 18 đến 75 bọc trứng (trung bình 38 bọc trứng), mỗi bọc trứng chứa từ 170 – 1.850 trứng.
4. Đặc điểm dinh dưỡng
Dinh dưỡng của ốc hương thay đổi theo giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng, ốc hương ăn chủ yếu các loài tảo đơn bào. Từ giai đoạn ốc giống đến ốc trưởng thành, thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ (như trai, sò, nghêu,), các loại giáp xác (như tôm, cua, ghẹ), cá.
5. Thả giống ốc hương
Chọn giống ốc hương ở những cơ sở sản xuất giống uy tín, đảm bảo chất lượng, giống đã được kiểm dịch. Nhìn bằng mắt thường kích thước ốc tương đối đồng đều, màu sắc tươi sáng, các vân có màu nâu đậm, vỏ còn nguyên vẹn, ốc không bị sưng vòi. Kích cỡ trung bình là 0,05g/con, khoảng 8000-10000 con/kg. Nếu thả giống quá nhỏ sẽ rất hao hụt.
Hình 3: Ốc hương giống đạt yêu cầu
6. Thức ăn và cho ăn
6.1 Thức ăn
Ốc hương từ giai đoạn bò lê sống đáy đã có khả năng ăn mồi động vật như thịt tôm, cá, động vật thân mềm 2 mảnh vỏ. Chúng nhận biết mùi tanh và tìm đến mồi rất nhanh nhờ hoạt động xúc tu và các cơ quản cảm giác.
Thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, các loại cá, các loại giáp xác bao gồm cua, ghẹ, tôm…
Thức ăn cho ốc phải tươi, không được dùng loại thức ăn được bảo quản bằng hóa chất.
Trong quá trình cho ăn để tăng cường sức đề kháng cũng như khả năng tăng trọng của ốc hương cần bổ sung thêm vitamin C, BETA-GLUCAN, LIVANO và BON-LV vào thức ăn ốc hương để tăng cường sức đề kháng cũng như tăng hiệu quả phòng trị bệnh.
6.2 Phương pháp cho ăn
Việc xác định lượng thức ăn cho ăn hằng ngày là rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi, phải bảo đảm thức ăn không thừa cũng không thiếu.
– Lượng thức ăn cho ốc được tính như sau:
+ Tháng thứ 1: 15 – 20% khối lượng ốc nuôi;
+ Tháng thứ 2: 10 – 15% khối lượng ốc nuôi;
+ Tháng thứ 3: 8 – 10% khối lượng ốc nuôi;
+ Từ tháng thứ 4 trở về sau: 5 – 7% khối lượng ốc nuôi.
*Việc điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày cần phải dựa trên những yếu tố sau:
– Số lượng ốc giống thả ban đầu
– Khối lượng trung bình của ốc nuôi
– Tỉ lệ sống của ốc
Số lần cho ăn trong ngày: 1-2 lần/ngày, buổi sáng hoặc buổi chiều tùy vào nguồn cung cấp thức ăn.
Chuẩn bị thức ăn: Cá các loại, cua, ghẹ đập vỡ vỏ sau đó cắt nhỏ phù hợp với kích cỡ ốc nuôi. Thức ăn có thể cắt bằng máy hoặc bằng tay sau đó được rãi đều trong ao.
Sau khi cho ăn khoảng 2 giờ, lặn xuống đáy kiểm tra để xác định mức độ tiêu thụ thức ăn của ốc. Nếu lặn kiểm tra thấy hết thức ăn trong ao thì ngày hôm sau tăng 5-10% so với lượng thức ăn ngày trước đó, nếu thức ăn còn 5-10% thì không tăng và nếu còn hơn 15% thì giảm đi 10-20% lượng thức ăn cho ngày sau.
KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG
Có nhiều loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi đăng, lồng, nuôi ao đất, nuôi bể xi măng. Tùy thuộc điều kiện tự nhiên, vị trí nuôi từng vùng mà chọn loại hình nuôi cho thích hợp.
1.Nuôi ốc hương trong đăng, lồng
1.1. Điều kiện vùng nuôi
Chọn vị trí đặt lồng hoặc cắm đăng nuôi ở vùng nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít bùn, độ mặn 25 – 35‰ và ổn định. Nguồn nước không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa. Lồng/đăng được làm chắc chắn, có lưới bảo vệ bên ngoài ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ lọt vào ăn ốc. Độ sâu đặt lồng hoặc cắm đăng từ 1,5 m nước trở lên.
Đăng nuôi phải chôn sâu xuống dưới cát ít nhất 10 cm để tránh ốc chui ra ngoài. Độ cao lưới cắm đăng phải vượt quá mức nước triều cao nhất 1m để ốc không bị sóng đánh ra ngoài. Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời địch hại để diệ trừ, thường xuyên làm vệ sinh lồng lưới để nước lưu thông.
Hình 4: Mô hình thâm canh ốc hương đăng lồng
1.2. Thả giống
Kích cỡ giống: Cỡ giống thả tối thiểu đạt 8.000 -10.000 con/kg trở lên.
Mật độ thả: 500 – 1.000 con/m2
1.3. Thời gian nuôi
Nuôi từ 5 – 6 tháng tùy ( theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý chăm sóc)
1.4. Chăm sóc, quản lý
Thức ăn dùng nuôi ốc là cá, cua, ghẹ, trai nước ngọt, don, sút, .. Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày 1 hặc 2 lần vào chiều tối. Cá không quá nhỏ, để nguyên con thả vào cho ăn; trai, sút, sò, hầu … đập vỡ vỏ; cua, ghẹ lột mai, đập bể càng trước khi cho ăn.
Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp. Vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu, cá, vỏ sò… ra khỏi lồng để tránh ô nhiễm nước.
Trường hợp nuôi lâu đáy lồng quá bẩn, có mùi hôi ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển lồng sang vị trí mới. Nuôi trong đăng cắm cố định cần ngăn thành nhiều ngăn, ốc được chuyển sang ngăn mới khi ngăn cũ nuôi lâu ngày đáy bẩn.
1.5. Thu hoạch
Khi ốc nuôi đạt kích thước 90-150 con/kg có thể thu hoạch bán thương phẩm. Thu hoạch ốc trong đăng bằng cách đặt bẫy hoặc lặn bắt. Ốc nuôi trong lồng thu hoạch đơn giản bằng cách nhấc lồng nhặt ốc. Ốc sau khi thu hoạch cần nhốt trong giai đoạn (lồng treo) hoặc bể 1-2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ trước khi xuất ra thị trường xuất khẩu.
2.Nuôi ốc hương trong ao
2.1. Điền kiện ao nuôi
Ao nuôi gần biển, nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít bùn. Độ mặn 25 – 35‰ và ổn định, nguồn nước không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa. Ao có bờ chắc chắn, có lưới chắn xung quanh mép nước để ngăn không cho ốc bò lên bờ ao. Độ sâu ao từ 0,8 – 1,5 m nước, đảm bảo nhiệt độ nước từ 26 – 30oC, tháo lấy nước dễ dàng, độ pH từ 7.5- 8.5.
Hình 5: Mô hình nuôi thâm canh ốc hương ở ao Xuân Tự và Ninh Thọ
Ao nuôi phải được tẩy dọn sạch sẽ, diệt trừ địch hại, thường xuyên có lưới chặn ở cống khi lấy nước để ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ vào ao ăn ốc con.
2.2. Thả giống
Kích cỡ giống: Con giống thả 5.000 – 6.000 con/kg.,
Mật độ thả: 50-100 con/m2
2.3. Thời gian nuôi
Nuôi từ 5 – 6 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc và môi trường ao nuôi.
2.4. Chăm sóc, quản lý
* Cho ăn:
– Thức ăn là cá, trai nước ngọt, don, sút, cua ghẹ nhỏ giã cào…
– Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào chiều tối. Cá không quá nhỏ, để nguyên con thả vào cho ăn; trai, sú, sò, hầu… đập vỡ vỏ trước khi cho ăn.
– Thức ăn được thả vào các sàn hoặc vó, đặt đền khắp trong ao.
* Chăm sóc, quản lý
– Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp.
– Buổi sáng vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ sò… trong các sàn hoặc vỏ ra khỏi ao để tránh ô nhiễm nước trong ao.
– Trường hợp nuôi lâu đáy ao quá bẩn, có mùi hôi ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển ốc sang ao mới và cải tạo lại ao cũ sạch sẽ trước khi dùng lại.
– Thay nước thường xuyên giữ môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ là điều kiện tốt giúp cho ốc lớn nhanh.
2.5. Thu hoạch
Khi ốc nuôi đạt kích thước 90-150 con/kg có thể thu hoạch bán thương phẩm. Tháo cạn nước trong ao, nhặt bắt ốc bằng tay hoặc dùng cào sắt để gom ốc. Chú ý ốc thường chui sâu trong lớp đấy ao khi rút cạn nước vì vậy cần nhặt bắt kỹ để tránh bỏ sót ốc trong ao. Ốc sau khi thu hoạch được nhốt trong giai hoặc trong bể 1-2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ.
Hình 6: Thu hoạch ốc hương trong ao
3.Nuôi ốc hương trong bể xi măng
3.1 Điều kiện bể nuôi
Bể xi măng có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 32°C vào mùa hè. Đáy bể phủ cát mịn dầy 2-3 cm. Độ mặn từ 30 – 35‰. Những ngày mưa lớn cần xả bớt lớp nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống dưới 20‰. Mực nước nuôi giữ ở nước duy trì được nhiệt độ trong khoảng cho phép mực nước bể nuôi giữ từ 40cm -100cm, tốt nhất là từ 50-80cm, không nên giữ mực nước nước sâu quá, gây khó khăn trong quá trình quan sát hoạt động của ốc, cũng như vớt thức ăn thừa.
Hình 7: Mô hình nuôi ốc hương thâm canh trong bể xi măng
3.2 Thả giống
Kích cỡ giống: Cỡ giống thả 10.000 -12.000 con/kg trở lên.
Mật độ thả: 100 – 200 con/m2.
3.3 Thời gian nuôi
Nuôi từ 5 – 7 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc nuôi.
3.4 Chăm sóc, quản lý
* Cho ăn:
– Thức ăn gồm: cá, ghe, trai nước ngọt, don, sút,…
– Lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày 1 hoặc 2 lần. Cá không quá nhỏ. để nguyên con thả vào cho ăn; trai, sút, sò, hàn… đập vỡ vỏ trước khi cho ăn; ghẹ cua (giã cào) bóc bỏ mai, đập vỡ càng trước khi cho ăn.
– Thức ăn được rải đều khắp bể.
* Chăm sóc, quản lý:
– Theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp.
– Buổi sáng vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ sò … ra khỏi bể trước khi thay nước và cho ăn.
– Thay nước từ 50-70% nước trong bể mỗi ngày. Định kỳ súc rửa đáy và thay lớp cát mới khi thấy đầy có mùi hôi và ốc kém ăn.
– Giữ mỗi trường bể nuôi luôn sạch sẽ là điều kiện tốt giúp cho ốc lớn nhanh.
– Trường hợp nuôi lâu đáy bể quá bẩn, có mùi hôi ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển ốc sang bể mới và vệ sinh bể sạch sẽ trước khi dùng lại.
3.5 Thu hoạch
Khi ốc nuôi đạt kích thước 90-150 con/kg có thể thu hoạch bán thương phẩm
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ỐC HƯƠNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
1.Bệnh sưng vòi
1.1 Nguyên nhân:
- Theo kết quả nghiên cứu, trùng lông đã tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa) và ống si phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm cho hai cơ quan này sưng lên, gây tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm đồng loạt tấn công vào chỗ tổn thương, từ đó ốc không lấy thức ăn được và khó thở, dẫn đến chết.
- Vi khuẩn, nấm và trùng lông là những tác nhân gây bệnh, làm cho ốc hương chết hàng loạt ở nhiều nơi trong thời gian qua.
- Trùng lông phát triển mạnh là do các chất hữu cơ trong vùng nuôi ốc nhiều. Vật chất hữu cơ tại vùng nuôi ốc hương trong thời gian qua nhiều lên là do: thức ăn dư thừa trong các ao nuôi theo nước thải ra ngoài; vào thời điểm mùa mưa nên vật chất hữu cơ từ đất liền chảy xuống; lượng ốc hương chết không được vớt lên; nguồn nước thải ra từ các ao có ốc bệnh lây sang các ao khác qua con đường lấy nước theo thủy triều hoặc bơm cấp nước hằng ngày.
1.2 Triệu chứng:
- Ốc bỏ ăn, nằm trên mặt đất, vòi hút thức ăn bị sưng không co lại được, có màu trắng đục hoặc trắng hồng; ốc chết rất nhanh và có khả năng lây lan rất mạnh.
Hình 8: Hình ảnh ốc hương bị bệnh sưng vòi
1.3 Điều trị:
- Tạm ngưng cho ốc ăn 2-3 ngày, để tránh tích tụ thêm thức ăn thừa, tạo điều kiện cho bệnh lan rộng.
- Cô lập nguồn bệnh ngay lập tức: khi phát hiện ốc có biểu hiện ăn kém và chết rải rác, người nuôi cần loại bỏ ngay lập tức. Có biện pháp tiêu hủy hợp lí, tuyệt đối không vứt bừa bãi gần khu vực nuôi, làm lây nhiễm vi khuẩn đến phần còn lại của ao nuôi.
- Nếu nước ao, bể nuôi trở nên quá đen, nặng hơn là có mùi hôi thì người dân nên chuyển ốc sang ao, bể khác hoặc phải thay nước (khoảng 30-50% lượng nước) và tiến hành công tác vệ sinh rồi mới tiếp tục nuôi.
- Sử dụng CuSO4 với liều lượng 100 – 200g/ 1.000m3 hoặc KILL DINE với liều lượng 100 – 200ml/1.000m3 để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong môi trường nước ao.
- Sau một ngày, dùng MICROCAT SXMRF với lượng 100g/1.500m3 , sản phẩm chứa các vi sinh vật có lợi như Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Saccharomyces Cerevisiae… có tác dụng xử lý chất thải hữu cơ, thức ăn thừa tầng đáy và khí độc như NH3, NO2, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị.
- Ngày thứ 3 có thể cho ốc ăn ½ lượng thức ăn so với ngày thường và trộn thuốc trị bệnh AQUA-PZQ với liều lượng 3 – 5g/100 kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 5 đến 7 ngày.
- Bên cạnh đó cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, men kích thích ốc tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng bệnh và nhanh phục hồi như vitamin C, LIVANO, BON LV.
2.Bệnh ốc bỏ vỏ (ốc thoát xác)
2.1 Nguyên nhân:
Nguyên nhân: chưa xác định rõ nhưng có liên quan nhiều đến sự biến đổi của các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, hàm lượng các chất khí độc, chất thải hữu cơ ở đáy cao đã góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh hình thành và phát triển.
2.2 Triệu chứng:
Toàn bộ cơ thể bên trong vỏ chui ra ngoài, chúng vẫn có thể hoạt động và bắt mồi trong thời gian từ 1-2 ngày nhưng sau đó do không có vỏ bảo vệ nên bị các loại động vật khác tấn công nên yếu dần và chết.
Hình 9: Hình ảnh ốc hương bỏ vỏ (thoát xác)
2.3 Điều trị:
- Kiểm tra các yếu tố môi trường để đảm bảo:
+ pH môi trường phù hợp.
+ Nhiệt độ không thay đổi đột ngột.
+ Hàm lượng Oxy hoà tan cao: có thể sử dụng Oxy viên để tăng hàm lượng Oxy.
+ Độ mặn phù hợp.
- Nếu nước ao, bể nuôi trở nên quá đen, nặng hơn là có mùi hôi thì người dân nên chuyển ốc sang ao, bể khác hoặc phải thay nước (khoảng 30-50% lượng nước) và tiến hành công tác vệ sinh rồi mới tiếp tục nuôi.
- Xử lý chất thải hữu cơ, thức ăn thừa tầng đáy và khí độc như NH3, NO2 bằng vi sinh MICROCAT AL với liều lượng 100g/1.500m3.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, men kích thích ốc tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng bệnh: vitamin C, LAVINO, BON LV.
3.Hội chứng chết hàng loạt (hội chứng tử vong cấp tính)
3.1 Nguyên nhân:
- Vibrio tubiashii được xem là nguyên nhân chính gây ra hội chứng tử chết hàng loạt ở ốc hương Babylonia areolata. Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, thức ăn dư thừa đã tạo môi trường lý tưởng để Vibrio tubiashii phát triển và gây bệnh. Ốc bị căng thẳng do các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học là những mục tiêu dễ bị tấn công.
3.2 Triệu chứng:
Hội chứng tử vong cấp tính thường được phát hiện ở ốc hương từ 90 ngày tuổi với các biểu hiện chính: ốc bỏ ăn, không thể vùi mình xuống cát và tử vong hàng loạt chỉ sau vài ngày. Số lượng ốc nhiễm Vibrio tubiashii có thể lên đến 80% và làm thất thoát từ 40-100% sản lượng nếu như không được điều trị kịp thời.
Hình 10: Hình ảnh ốc chết hàng loạt do hội chứng tử vong cấp tính
3.3 Điều trị:
- Khi bắt đầu thấy có hiện tượng ốc bỏ ăn và chết không rõ nguyên nhân, cần loại bỏ ngay những cá thể đã chết ra khỏi môi trường nuôi, thay 30% nước ao để loại bỏ phần nào tác nhân gây bệnh.
- Sử dụng CuSO4 với liều lượng 100 – 200g/ 1.000m3 hoặc KILL DINE với liều lượng 100 – 200ml/1.000m3 để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong môi trường nước.
- Sau đó tiến hành loại trừ các độc chất và ổn định môi trường nước ao: sử dụng sản phẩm MICROCAT MICRO ESSE với liều lượng 100g/1.500m3 để xử lý. Những sản phẩm này chứa nhiều vi sinh vật có lợi như Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Saccharomyces cerevisiae,… có khả năng áp chế sự lây lan phát triển của Vibrio tubiashii nói riêng và các hại khuẩn nói chung, giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
- Một ngày sau, tiến hành điều trị loại bỏ các vi sinh vật có hại trong cơ thể ốc bằng AQUAFLOR với liều lượng 3-5g/100 kg thức ăn, liên tục từ 5 đến 7 ngày.
- Trong quá trình điều trị, cần bổ sung BETA-GLUCAN, LIVANO và BON-LV để tăng cường sức đề kháng, tăng hiệu quả điều trị.