MÀNG BIOFILM CỦA VI KHUẨN VÀ CÁCH PHÁ VỠ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email

Nội dung bài viết:

MÀNG BIOFILM LÀ GÌ?

Biofilm là một lớp màng sinh học mà các vi khuẩn và vi sinh vật khác tạo ra trên bề mặt rắn hoặc môi trường lỏng, cấu tạo chính là polysaccharide và protein. Các vi khuẩn trong biofilm thường có khả năng sống sót cao hơn trong môi trường khắc nghiệt, đồng thời khó bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh và các biện pháp khử trùng thông thường.

Trong trường hợp của Vibrio (như Vibrio parahaemolyticusVibrio vulnificus), đây là những vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở động vật thủy sinh như tôm, cá. Khi vi khuẩn này tạo thành biofilm, chúng có thể bám vào bề mặt của các động vật thủy sản, các thiết bị trong môi trường nuôi hoặc các kết cấu trong nước, gây ra các bệnh như bệnh tiêu hóa, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng vết thương.

Sự hình thành biofilm (sau khi bám vào nhau thành cụm, vi khuẩn không còn khả năng di chuyển như khi còn là vi khuẩn tự do. Phần “đuôi” (roi) chỉ minh họa khả năng di chuyển của vi khuẩn) – Nguồn: Viện Nghiên cứu Công nghệ Plasma

  1. CÁCH PHÁ VỠ MÀNG BIOFILM TRONG THUỶ SẢN

Việc phá vỡ biofilm của vi khuẩn đặc biệt là Vibrio, là điều rất quan trọng để kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng. Có một số phương pháp để phá vỡ biofilm của vi khuẩn này:

2.1. Sử dụng Enzyme:

Enzyme Protease có thể là một biện pháp hiệu quả vì protease có khả năng phân giải các protein trong cấu trúc biofilm, làm giảm độ bám dính và giúp vi khuẩn dễ bị tiêu diệt hơn.

Ngoài ra có thể kết hợp thêm enzyme Amylase hoặc Cellulase để phân giải lớp polysaccharide của màng biofilm.

2.2. Sử dụng vi sinh

Bacillus spp. và Lactobacillus có khả năng tiết ra các enzyme như polysaccharidase và protease. Những enzyme này giúp phá vỡ cấu trúc polysaccharide của biofilm, làm cho vikhuẩn trong biofilm dễ bị tiêu diệt hơn. Các chủng vi sinh này có khả năng tiết ra chất quorum sensing inhibitors (QSI), làm gián đoạn quá trình giao tiếp tế bào của các vi khuẩn trong biofilm, ngăn chặn sự phát triển và hình thành của biofilm.

2.3.  Acid hữu cơ và các hợp chất hữu cơ khác

Acid hữu cơ là một trong những sản phẩm có hiệu quả trong việc phá vỡ biofilm bằng cách giảm độ pH của môi trường, làm phá vỡ cấu trúc của biofilm khiến các vi khuẩn trong biofilm bị tổn thương và dễ bị tiêu diệt hơn.

Acid hữu cơ như acid lactic, acid butyric, acid probionic, đặc biệt là acid formic. Trong nuôi trồng thủy sản, acid formic có thể được sử dụng để làm sạch hệ thống và ngăn ngừa sự hình thành biofilm, giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio.

Giai đoạn nuôi Cách thực hiện
Trước khi thả giống – Diệt khuẩn nước bằng WIIKONC hoặc SDIC.

– Vệ sinh đáy ao, hệ thống lọc, đường ống bằng enzyme + acid hữu cơ (citric, formic, lactic).

Tuần đầu sau thả giống – Bổ sung probiotics + acid hữu cơ vào nước để ổn định hệ vi sinh.

– Duy trì môi trường pH nhẹ acid để hạn chế vi khuẩn gây bệnh bám dính.

Giữa vụ nuôi – Dùng enzyme phân giải biofilm hàng tuần (hoặc sau mưa/lúc nước đục).

– Kết hợp acid hữu cơ hòa tan trong nước ao để giảm tích tụ biofilm

– Bổ sung vi khuẩn Baciilus spp  để cạnh tranh chỗ bám.

Khi có dấu hiệu cá/tôm yếu – Sử dụng acid hữu cơ kết hợp với enzyme để phá lớp màng vi khuẩn

– Tăng cường oxy, siphon đáy để loại bỏ cặn và biofilm đã bị phá vỡ

Sau vụ nuôi – Dùng hỗn hợp acid hữu cơ + enzyme để rửa bể, ao, hệ thống đường ống.

Chiến lược kiểm soát và phá vỡ biofilm

Để tìm được những sản phẩm vi sinh, enzyme và acid hữu cơ chất lượng, Quý khách có thể tham khảo sản phẩm tại Công ty Trường Hải Tiến. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc về sản phẩm thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi, đội ngũ kỹ thuật và bán hàng sẽ hỗ trợ tư vấn chi tiết cho Quý khách.

Trường Hải Tiến – Chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng dùng trong thuỷ sản, chăn nuôi!